Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

Trường chuyên biệt Bim Bim

TRƯỜNG CHUYÊN BIÊT BIM BIM


Trường chuyên biệt Bim Bim: Giúp trẻ nhanh chóng hòa nhập cộng đồng

“Khi trẻ có một số biểu hiện như: chậm nói, hay không nói; không nhìn mắt người đối diện, không biểu lộ tình cảm… là có thể trẻ đang mắc bệnh tự kỷ, chậm phát triển”, TS tâm lý Ngô Xuân Điệp - Cố vấn chuyên môn Trường Chuyên biệt Bim Bim, cho biết.

Cũng theo chia sẻ của TS. Điệp, hướng điều trị mới cho các trẻ mắc bệnh này là liệu pháp tâm lý. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, chuyên gia điều trị sẽ xây dựng lại khung tâm lý cho trẻ, giúp trẻ nhanh chóng hòa nhập, sinh hoạt, phát triển bình thường. Đặc biệt, để chữa bệnh tự kỷ, chậm phát triển hiệu quả, cần sự phối hợp chặt chẽ của nhiều yếu tố; trong đó, nhà trường (nơi trực tiếp chữa trị) và gia đình có vai trò cực kỳ quan trọng.

Hòa chung vào công tác chăm sóc, chữa trị trẻ bị tự kỷ, chậm nói, chậm phát triển của xã hội, Trường Chuyên biệt Bim Bim ra đời với mục đích trở thành nơi chữa trị, chia sẻ những khó khăn trong việc tìm ra phương pháp nuôi dạy trẻ phù hợp, khoa học của nhiều gia đình có con em mắc phải bệnh. Để hoàn thành sứ mệnh của mình, ngay từ buổi đầu thành lập, Bim Bim đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khang trang, hiện đại gồm 11 phòng học, phòng chức năng, sân chơi, hồ bơi…, cùng đội ngũ giáo viên, quản lý là những chuyên gia đầu ngành, tâm huyết, yêu trẻ.

Hiện tại, Bim Bim đang chăm sóc các bé dưới 10 tuổi bị tự kỷ, chậm nói, chậm phát triển. Song song với liệu pháp điều trị tâm lý (tập cho trẻ có ý thức về bản thân và tự khẳng định bản thân, phát triển ngôn ngữ phù hợp với khả năng của trẻ; thiết lập mối quan hệ giữa trẻ với gia đình, giáo viên, bạn bè, môi trường xung quanh…), Trường Chuyên biệt Bim Bim còn lập biểu đồ theo dõi chi tiết sự hồi phục, phát triển của từng trẻ trong quá trình theo học tại trường, tư vấn - trị liệu trẻ tự kỷ, hướng dẫn xây dựng chương trình giáo dục đặc biệt tại gia đình của các trẻ… “Bim Bim thấu hiểu những khó khăn, vất vả của gia đình có trẻ mắc phải bệnh tự kỷ, chậm phát triển. Vì vậy, chúng tôi đang tiến tới xây dựng chương trình giáo dục, chăm sóc trẻ bị tự kỷ - chậm phát triển tại gia đình có trẻ mắc phải bệnh, nhằm giúp phụ huynh có cách chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ phù hợp - khoa học, giúp trẻ nhanh chóng hòa nhập cộng đồng”.

TS. Điệp, bộc bạch: Tự kỷ là khuyết tật phức tạp về phát triển, ảnh hưởng đến nhiều khả năng như trí hiểu, sử dụng ngôn ngữ, biểu lộ tình cảm… Những biểu hiện này thường thấy trong ba năm đầu đời của trẻ với những biểu hiện và mức độ bệnh khác nhau.

Báo giáo dục Tp. HCM