Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012

Thông tin bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp Nhà nước – NCS. Ngô Xuân Điệp


(Tamly) - Ngày 26 tháng 6 năm 2009, Viện Tâm lý học đã tổ chức bảo vệ luận án tiến sĩ cấp nhà nước cho Nghiên cứu sinh Ngô Xuân Điệp với đề tài “Nghiên cứu nhận thức của trẻ tự kỷ tại thành phố Hồ Chí Minh” chuyên ngành: Tâm lý học chuyên ngành – Mã số 62 31 80 05 do PGS.TS. Văn Thị Kim Cúc và TS. Nguyễn Kim Quý hướng dẫn.
Xem hình đúng cỡ ..
 
Hội đồng chấm luận án “Nghiên cứu nhận thức của trẻ tự kỷ tại thành phố Hồ Chí Minh” gồm có 7 thành viên: GS.TS.Vũ Dũng, Viện Tâm lý học (Chủ tịch Hội đồng); PGS.TS. Trần Quốc Thành, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Phản biện 1); PGS.TS. Trần Thị Minh đức, Trường Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia Hà Nội (Phản biện 2); PGS.TS Mạc Văn Trang, Viện Khoa học xã hội Việt Nam (Phản biện 3); TS. Lưu Song Hà, Viện Tâm lý học (Thư ký Hội đồng); PGS.TS. Nguyễn Xuân Thức, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Uỷ viên Hội đồng); PGS.TS. Nguyễn Văn Nhận, Học viện Quân Y (Uỷ viên Hội đồng).

Luận án đã nêu lên trẻ tự kỷ là trẻ có rối loạn phát triển lan toả, rối loạn này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển tâm lý - nhân cách nói chung, những rối loạn tâm lý - nhân cách gây ra những rối loạn trong phát triển nhận thức của trẻ.

Luận án đã xác định được các khái niệm tự kỷ, nhận thức, rối loạn nhận thức ở trẻ tự kỷ; tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng tự kỷ; nguyên nhân của bệnh tự kỷ, các rối loạn nhân cách của trẻ tự kỷ và một số phương pháp trị liệu cho trẻ tự kỷ

Luận án đã chỉ ra được thực trạng mức độ nhận thức của trẻ tự kỷ tại thành phố Hồ Chí Minh, phân tích và làm rõ một số đặc điểm trong nhận thức của trẻ tự kỷ và mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố chủ quan và khách quan đến nhận thức của trẻ tự kỷ.

Kết quả tác động thực nghiệm đã khẳng định thành công của phương pháp tiếp cận trị liệu hành vi trong điều trị trẻ tự kỷ tại môi trường gia đình.

Sau khi nghe NCS trình bày. Hội đồng chấm luận án đã có những ý kiến đóng góp để nghiên cứu sinh hoàn thiện luận án. Theo đánh giá của Hội đồng thì đây là một công trình nghiên cứu khoa học công phu, nghiêm túc, có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn rõ rệt, có giá trị khoa học, độ tin cậy và tính ứng dụng thiết thực. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần trực tiếp vào việc nâng cao nhận thức cho trẻ tự kỷ, từ đó tăng cường hiệu quả chữa trị căn bệnh này, có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo bậc đại học, cung cấp thông tin và tài liệu cho gia đình trẻ, các cơ sở can thiệp và giáo dục trẻ tự kỷ.

Luận án được đánh giá cao. 
Thanh Thuỷ

Trẻ tăng động giảm chú ý

Trẻ thiểu năng trí tuệ



Tre tu ky HTV 9

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2012

Day tre tu ky

Hội thảo về phương pháp dạy trẻ tự kỷ


Hội thảo về phương pháp dạy trẻ tự kỷ
Nhân kỷ niệm ngày thế giới nhận biết về trẻ tự kỷ, Bộ môn Tâm lý Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo: "Trị liệu tâm lý-giáo dục cho trẻ có rối loạn tự kỷ". Hội thảo là tổng hợp các báo cáo của các chuyên gia về chăm sóc, thăm khám và trị liệu trẻ tự kỷ thuộc các trung tâm, các trường chuyên biệt và các bệnh viện tại Tp. HCM. Các báo cáo đi sâu thảo luận về các phương pháp tốt nhất trong can thiệp cho trẻ tự kỷ tại Viết Nam.
Trưởng ban tổ chức: Ts. Ngô Xuân Điệp



Các bài bào cáo khoa học tại hội thảo trẻ tự kỷ

Các bài bào cáo khoa học tại hội thảo trẻ tự kỷ
1. Cách tiếp cận trẻ tự kỷ dựa trên cộng đồng (tải về tại đây: http://www.nhidong1.net/Documents/PDF290408/Doc/1%20-%20BS%20Thanh1.pdf
2. Quá trình phát hiện sớm rối loạn tự kỷ tại Úc (tải về tại đây: http://www.nhidong1.net/Documents/PDF290408/Doc/2-Margot.pdf
3. Rối nhiễu tâm trí ở trẻ em và cách phòng chống (tải về tại đây: http://www.nhidong1.net/Documents/PDF290408/Doc/3%20-%20Roi%20nhieu%20tam%20tri%20tre%20em-Hanoi.pdf
4. Tìm hiểu một số yếu tố gia đình và hành vi của trẻ tự kỷ tại khoa Tâm Thần BV Nhi TW (tải về tại đây: http://www.nhidong1.net/Documents/PDF290408/Doc/4-BS%20Minh%20Hanoi.pdf
5. Một số hoạt động khám và trị liệu trẻ tự kỷ tại khoa Tâm lý, BV Nhi Đồng 2 (tải về tại đây: http://www.nhidong1.net/Documents/PDF290408/Doc/5-nhi%20dong%202.pdf
6. CHAT: Một công cụ tầm soát tự kỷ ở trẻ em (tải về tại đây: http://www.nhidong1.net/Documents/PDF290408/Doc/6-CHAT1.pdf
7. Thực trạng chẩn đoán trẻ tự kỷ hiện nay tại Trung tâm Phúc Tuệ, Hà Nội (tải về tại đây: http://www.nhidong1.net/Documents/PDF290408/Doc/7-Phuc%20Tue%20hanoi.pdf
8. Đánh giá và quản lý trẻ tự kỷ tại mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng (tải về tại đây: http://www.nhidong1.net/Documents/PDF290408/Doc/8-Buoi.pdf
9. Nhận xét về các dấu hiệu lâm sàng của rối loạn tự kỷ tại BV Nhi Đồng 1 (tải về tại đây: http://www.nhidong1.net/Documents/PDF290408/Doc/9-BS%20TRANG.pdf
10. Chia sẻ những hiểu biết về hội chứng tự kỷ: Chẩn đoán và điều trị (tải về tại đây: http://www.nhidong1.net/Documents/PDF290408/Doc/10-sao%20mai%20_vie_.pdf
11. Chứng cớ khoa học của các biện pháp xử trí bệnh tự kỷ ở trẻ em (tải về tại đây: http://www.nhidong1.net/Documents/PDF290408/Doc/11-Margot.pdf
12. Lượng giá việc xử trí trẻ tự kỷ tại nhà (tải về tại đây: http://www.nhidong1.net/Documents/PDF290408/Doc/12-Dieu%20Anh.pdf
13. Bước đầu thực hiện giáo dục hòa nhập cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ tại Hà Nội (tải về tại đây: http://www.nhidong1.net/Documents/PDF290408/Doc/13%20-%20yen%20hanoi.pdf
14. Tâm vận động và âm ngữ trị liệu: Phương pháp can thiệp vấn đề chậm nói ở trẻ có rối loạn phát triển (tải về tại đây: http://www.nhidong1.net/Documents/PDF290408/Doc/14-%20yen%20nhidong1.pdf
15. Can thiệp sớm trẻ tự kỷ (tải về tại đây: http://www.nhidong1.net/Documents/PDF290408/Doc/15%20-%20phuong%20dung%20CDSP%20TPHCM.pdf
16. Dạy trẻ tự kỷ hiểu cảm xúc của người khác (tải về tại đây: http://www.nhidong1.net/Documents/PDF290408/Doc/16-mydung%20DHSP%20TPHCM.pdf
17. Tác động trên cảm xúc đề giúp trẻ tự kỷ ổn định hành vi (tải về tại đây: http://www.nhidong1.net/Documents/PDF290408/Doc/17%20-%20Khoai.pdf
18. Sự thấu cảm đối với phụ huynh có con mắc bệnh tự kỷ (tải về tại đây: http://www.nhidong1.net/Documents/PDF290408/Doc/18%20-%20SoThao.pdf
20. Cách ứng xử rối loạn hành vi của trẻ tự kỷ (tải về tại đây: http://www.nhidong1.net/Documents/PDF290408/Doc/19-%20Pham%20Ngoc%20Vuong.pdf
21. Vai trò của bác sĩ tâm lý đối với trẻ tự kỷ (tải về tại đây: http://www.nhidong1.net/Documents/PDF290408/Doc/20-%20Nguyen%20Ngoc%20Dai.pdf
22. Tự kỷ: một khoảng trống đáng sợ (tải về tại đây: http://www.nhidong1.net/Documents/PDF290408/Doc/21-%20Do%20Quoc%20Tuan.pdf
23. Đào tạo giáo dục viên chuyên biệt chăm sóc trẻ có rối lọan tự kỷ Đơn Vị Tâm Lý Bệnh Viện Nhi Đồng1 (tải về tại đây: http://www.nhidong1.net/Documents/PDF290408/Doc/22%20-%20thuy.pdf
24. Từ quan sát trẻ tại gia đình đến tham vấn, trị liệu gia đình – một định hướng lâm sàng của Trung tâm N-T Nguyễn Khắc Viện (tải về tại đây: http://www.nhidong1.net/Documents/PDF290408/Doc/23%20-%20NT%20Ha%20noi%20_vie_.pdf
Hội thảo tự kỷ tại Bv. Nhi Đồng 1.