Chủ Nhật, 25 tháng 7, 2010

ROI LOAN TU KY



Theo thông báo của Thượng viện Hoa Kỳ tháng 12 năm 2006, cứ bình quân khoảng 166 trẻ được sinh ra sẽ có 1 trẻ bị tự kỷ. Như vậy tỷ lệ bệnh tự kỷ cao hơn các bệnh Down, ADHD, tâm thần… ở trẻ em. Báo cáo từ Bộ Y tế Trung Quốc ( 2006) cho thấy, cả nước hiện có hơn 1,6 triệu trẻ tự kỷ và tỷ lệ có thể cao hơn nữa vì nhiều trẻ chưa được chẩn đoán kịp thời. Khái niệm “dịch tự kỷ” đã xuất hiện ở quốc gia đông dân nhất thế giới này.
Bệnh tự kỷ là một hội chứng đa khuyết tật, biểu hiện sự rối loạn phát triển trong hành vi, nhận thức, ngôn ngữ và quan hệ xã hội. Trẻ tự kỷ muốn đóng kín thế giới riêng của mình, không quan tâm đến thế giới xung quanh, không muốn giao tiếp liên lạc với người khác. Do đó trẻ tự kỷ rất hạn chế trong việc hiểu biết môi trường xung quanh, các chuẩn mực xã hội nói chung và những quy tắc, kĩ năng ứng xử qua lại giữa con người.
Năm 1943, trong một bài báo với nhan đề “Autism Disturbance of Effective Contract”, chứng tự kỷ lần đầu tiên được mô tả một cách rõ ràng và khoa học bởi bác sỹ tâm thần người Mỹ là Leo Kanner. Mô tả của ông như sau: trẻ tự kỷ thiếu quan hệ tiếp xúc về mặt tình cảm với người khác; thể hiện cách chọn lựa các thói quen hàng ngày rất giống nhau về tính kỳ dị và tính tỉ mỉ; không có ngôn ngữ hoặc ngôn ngữ thể hiện sự bất thường rõ rệt; rất thích xoay tròn các đồ vật và thao tác rất khéo; có khả năng cao trong quan sát không gian và trí nhớ “như con vẹt”; khó khăn trong học tập ở những lĩnh vực khác nhau; bề ngoài những trẻ này xinh đẹp. Nhanh nhẹn, thông minh; thích độc thoại trong thế giới tự kỷ; thất bại trong việc hiểu hành vi giả bộ và hành vi đoán trước; chỉ hiểu nghĩa đen của câu nói; tiếng động và vận động lặp đi lặp lại đơn điệu; giới hạn đa dạng các hoạt động tự phát. Kanner nhấn mạnh triệu chứng tự kỷ có thể phát hiện được ngay khi trẻ ra đời hoặc trong khoảng 30 tháng đầu .
Năm 1944, một bác sỹ tâm thần là Hans Asperger (1906-1980) cũng có những mô tả gần giống Kanner và cũng đặt tên cho triệu chứng này là tự kỷ (autism), ngày nay chúng ta gọi đó là hội chứng Asperger, một dạng bệnh tự kỷ nhẹ. Mô tả của Asperger như sau: Ngôn ngữ phát triển bình thường, tuy nhiên trong cách diễn tả và phát âm nhiều cung điệu lên xuống không thích hợp với hoàn cảnh. Có những rối loạn trong cách sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất “con, tôi” lẫn lộn với ngôi thứ hai và ba. Vẫn có những tiếp xúc về mặt xã hội nhưng có xu hướng thích cô đơn, đơn độc. Rối loạn đặc biệt nhất trong hội chứng này là cách suy luận rườm rà, phức tạp, không thích ứng với những điều kiện, hòan cảnh xã hội. Những người mang hội chứng có những sở thích đặc biệt về mặt kỹ thuật và toán học, đồng thời họ có khả năng nhớ tốt một cách lạ thường. Các thần đồng trong học tập thường nằm trong triệu chứng này.

Theo thống kê từ 90 hồ sơ trẻ tự kỷ từ 4 đến 6 tuổi tại Khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận thấy hầu hết trẻ tự kỷ có những bất thường sau (theo dõi bảng trên).
Với nhu cầu trị liệu ngày càng cao của các gia đình có trẻ tự kỷ, đã xuất hiện nhiều tổ chức nghiên cứu và trị liệu: khoa Tâm thần và khoa phục hồi chức năng, viện Nhi Trung ương, Khoa Tâm lý trẻ em – Bệnh viện Nhi đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh; tổ Tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 1, Thành phố Hồ Chí Minh; Khoa tâm lý – Y học Bệnh viện Tâm thần, Thành phố Hồ Chí Minh; Khoa Giáo dục đặc biệt trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Khoa Giáo dục đặc biệt trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh; Khoa Giáo dục đặc biệt trường Cao đẳng Sư phạm mẫu giáo Trung ương 3; Trung tâm nghiên cứu và giáo dục trẻ khuyết tật, 108 Lý Chính Thắng, Thành phố Hồ Chí Minh; Bệnh viện ban ngày Mai Hương, Hà Nội; Trung tâm Phúc Tuệ, Hồ Tây, Hà Nội; Khoa Tâm lý, Bệnh viện Tâm thần Biên Hòa, Đồng Nai. Trường chuyên biệt Bim bim: 381/4/10, Phan Văn Trị, P 11, Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Qua thăm khám và trị liệu cho trẻ tự kỷ, chúng tôi thấy sự phát triển nhận thức của trẻ tự kỷ hết sức bất thường, trong đó hầu như khả năng nhận thức so với mặt bằng chung là thấp hơn trẻ cùng tuổi. Đồng thời sự tiến triển nhận thức cũng không phát triển theo logic thông thường, vì ngoài chậm phát triển, trẻ còn có biểu hiện rối loạn phát triển: chủ yếu trẻ tự kỷ chậm nhận thức đối với các môn khoa học xã hội, khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ và hành vi phi ngôn ngữ., hạn chế trong việc biểu hiện xúc cảm, tình cảm của người khác. Nhưng trái lại trẻ khá hơn trong việc nhận thức các môn khoa học thuộc tự nhiên và một số môn nghệ thuật như: toán học, điện tử, hội họa, âm nhạc,… Do đó việc chăm chữa và giáo dục cho trẻ tự kỷ là một điều hết sức khó khăn và phức tạp.
Vì lý do đó mà bệnh tự ky không chỉ là bệnh của y khoa mà còn là bệnh về Tâm lý, Giáo dục và Xã hội. Theo sau các triệu chứng lâm sàng là hành loạt các vấn đề xã hội được đặt ra cho trẻ tự kỷ và gia đình.

TS. NGÔ XUÂN ĐIỆP

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét