MƯỜI ĐIỀU TRẺ TỰ KỶ MONG MUỐN BẠN BIẾT
TS.
Lê Thị Minh Hà
Trưởng Khoa Giáo dục Đặc biệt
Trường Đại học Sư Phạm TP. HCM
|
Cuốn
sách “Mười điều trẻ tự kỉ mong muốn bạn biết” xuất bản lần thứ nhất vào tháng 11/2004, có tiếng vang khắp thế giới:
Mỹ, Canada, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazin, Hà Lan, Venezuela, Úc, Singapore. Năm
2010, cuốn sách “Mười điều trẻ tự kỉ mong muốn bạn biết” đã được NXB Đại học Sư
Phạm TP. HCM xuất bản ở Việt Nam. Nội dung cuốn sách cung cấp những hiểu biết
đơn giản, cụ thể về các đặc trưng cơ bản của chứng tự kỉ. Những hiểu biết về
trẻ tự kỉ giúp chúng ta nuôi dạy trẻ trở thành người trưởng thành bình thường -
độc lập, hữu ích.
Tác
giả Ellen Notbohm bắt đầu bằng một câu chuyện xảy ra với cậu bé Bryce, con trai
của bà, cháu mắc chứng tự kỉ. Trong một buổi tuyên dương học sinh, khi thầy
hiệu trưởng hỏi các học sinh lớp 1 được tuyên dương: Bạn sẽ làm gì khi tiến vào
bước ngoặt của thế kỉ mới? Phần lớn các bạn đều trả lời: Con muốn làm cầu thủ
bóng đá, ngôi sao nhạc pop, vận động viên xe hơi, họa sĩ vẽ tranh, lính cứu
hỏa…. Đến lượt mình, Bryce trả lời “Con nghĩ con chỉ muốn là người trưởng
thành”. Để giúp con bạn trở thành người trưởng thành, bạn hãy đọc cuốn “Mười
điều trẻ tự kỉ mong muốn bạn biết”. Chúng ta, cha mẹ, thầy cô giáo, gia
đình và những người xung quanh trẻ tự kỉ cần biết mười điều trẻ tự kỉ ước
mong ở chúng ta.
Tác giả Ellen đã tổng hợp 4 đặc trưng của trẻ tự kỉ:
1) Quá nhạy cảm/kém nhạy cảm với kích thích tác động vào các giác quan
2) Không có phương tiện để diễn đạt nhu cầu tối thiểu của mình, do đó
nhu cầu của trẻ không được thỏa mãn. Trẻ giận dữ, thất vọng và cũng không học
và trưởng thành được
3)Trẻ thường lảng tránh giao tiếp xã hội, nên bị cô lập
4) Trẻ tự kỉ
khó khăn khi hiểu và đánh giá bản thân mình
Trước hết, tôi là một đứa trẻ. Tôi mắc chứng tự kỉ. Tôi không
mắc bệnh tự kỉ.
|
Chứng
tự kỷ như là một nét trong tổng thể tính cách của tôi (cũng như bạn, có thể
bạn có những nét đặc thù nào đó như
quá mập, cận thị, không giỏi thể thao), nó không quyết định tôi là người như
thế nào Tôi Là người biết suy nghĩ, cảm xúc, năng lực. Là một đứa trẻ, tôi
chưa biết tôi có khả năng gì, nếu định nghĩa tôi là trẻ tự kỷ sẽ ảnh hưởng
đến sự phát triển của tôi.
|
Những cảm nhận về giác quan của tôi không có trật tự.
|
-
Những hình ảnh, âm thanh, mùi, vị… hàng ngày bạn
không chú ý nhưng lại gây khó khăn cho tôi, tôi phải tự bảo vệ mình, nhưng bạn
lại thấy tôi hung hăng, hiếu chiến, thu mình, xa cách.
-
Căn phòng dường như rung động làm tôi không
biết vị trí cơ thể mình trong không gian.
|
-
Thị giác của tôi
là giác quan nhạy bén nhất, nó dễ bị kích thích quá mức bởi vật màu sáng/sáng
loáng (có độ phản chiếu), quá nhiều vật trong tầm nhìn, hay nhiều vật đang di
chuyển nhanh làm tôi thấy mọi thứ rung rinh, chao đảo và méo mó và làm đau mắt
tôi.
-
Có khi thị giác của tôi lại quá kém dưới mức nhạy cảm
tôi lại phải tự kích thích thị giác mình bằng cách quay nhìn, lắc lư, hoặc cuốn
hút vào những vật chuyển động (quạt quay, mô hình xe lửa, bánh xe…).
-
Thường dễ bị tổn thương nhất, nếu tôi quá nhạy cảm với
âm thanh gây cho tôi đau đớn cũng như ảnh hưởng đến việc học ngôn ngữ và những
kỹ năng xã hội.
-
Đau đớn vì có quá nhiều tiếng ồn, âm điệu quá cao, đột
ngột.
-
Tôi không phân biệt được âm thanh ngôn ngữ với các âm
thanh khác do đó ảnh hưởng đến học nói.
VD trong lớp
trẻ không nghe được cô giáo giảng bài vì nhiều âm thanh gây nhiễu, bối cảnh
trường học ồn ào như âm thanh của một bãi mìn đang nổ làm trẻ hoảng sợ.
-
Trẻ thiếu khả năng khử nhiễu/lọc âm thanh.
Temple
Grandin tác giả nổi tiếng viết nhiều sách về tự kỉ, bà là người mắc chứng tự kỉ
đã nói ngắn gọn: Đứng trong siêu thị như đứng trong chiếc loa phóng thanh tại
buổi hòa nhạc Rock.
Hãy phân biệt giữa “không
làm” (tôi quyết định không làm) và “không thể làm” (tôi không có khả năng làm)
|
-
- Không làm:
trẻ khước từ, né tránh không làm – vấn đề giao tiếp
Nguyên
nhân: Do ứng xử của người lớn với trẻ
chưa phù hợp (trẻ chống đối, làm ngược yêu cầu). Hoặc chưa quan tâm chú ý đến
trẻ (gây chú ý không đúng cách.
-
- Không thể làm:
trẻ cũng né tránh, kháng cự, khép kín.
Nguyên nhân do
không hiểu sự hướng dẫn, không biết cách làm và quy trình làm, sợ bị thất bại
và bị chỉ trích.
|
Tôi là người tư duy cụ thể. Điều này có
nghĩa là tôi phân tích ngôn ngữ theo nghĩa đen.
|
Con
không hiểu những thành ngữ/những lời chỉ dẫn không rõ rang
|
|
Hãy kiên nhẫn với tôi vì vốn từ của tôi hạn chế/nghèo nàn/bất
thường
-
Chứng “nhại lời” – Thuộc làu những mẫu câu nói trên
phim, quảng cáo hay nghe được từ người khác.
-
Chứng trì hoãn: Lặp đi lặp lại nhiều lần một cụm
từ/câu.
-
Chỉnh sửa cho trẻ bằng cách nào? Hãy đọc chương 5 của
cuốn sách.
Do ngôn ngữ rất khó tiếp thu đối với tôi nên tôi rất nhạy bén về
hình ảnh
-
Hãy sử dụng hình ảnh để dạy trẻ
|
|
Hãy chú ý và xây dựng trên cơ sở những
gì tôi có thể làm hơn là những gì tôi không thể làm
-
Chúng ta phải tìm hiểu khả năng của trẻ để dạy trẻ.
-
Tập trung vào điều: trẻ có thể - làm hơn là điều trẻ
không thể - làm.
- Dạy
trẻ phải hướng vào trẻ chứ không phải từ mong muốn của chúng ta.
|
Hãy giúp tôi trong
việc giao tiếp xã hội
|
-
Giúp trẻ giao tiếp bằng lời
-
Giúp trẻ giao tiếp bằng cử chỉ điệu bộ
-
Giữ khoảng cách giao tiếp phù hợp đối tượng giao
tiếp (thân mật, riêng tư, xuề xòa, mang tính chất xã hội, công cộng
-
Tạo tình huống thực hành giao tiếp
-
Bỏ ý định “chỉnh sửa” trẻ
-
2 bước tiến/1 bước lùi vẫn được cho là tiến bộ
|
Hãy cố gắng xác định yếu tố làm tôi mất tự chủ bản than
|
4 nhóm nguyên
nhân làm trẻ mất tự chủ bản thân:
-
- Quá tải về cảm giác
-
- Nguyên nhân thể chất hay sinh lý
-
- Nguyên nhân về cảm xúc: buồn chán, thất vọng…
-
- Người lớn không làm gương.
|
||
|
Hãy yêu thương tôi vô điều kiện
-
Tác giả Ellen đã tự hào là mẹ của 2 đứa con trai tự
kỉ, cô đã yêu thương chúng vô điều kiện, nếu như có thể thay đổi, cô vẫn muốn
con cô là chính nó – những đứa trẻ đặc biệt, mắc chứng tự kỉ.
-
Bản thân cô bị mất đứa con gái 2 tuổi bị bệnh tim bẩm
sinh. Đối với cô, mất con là sự kiện đau buồn suốt cuộc đời, còn tồi tệ hơn
rất nhiều so với những gì chứng tự kỉ mang đến cho cô và gia đình.
-
Một nhà tâm
lí đã nói với Ellen: Chị hãy nhớ rằng tất cả trẻ em, mọi người sẽ phát triển
toàn vẹn vào đúng thời điểm của riêng họ. Đây có thể chưa phải là thời điểm
của con chị. Nhưng thời điểm của cháu rồi sẽ đến”
Hãy biết kiên trì – kiên trì –
kiên trì
|
||
Nhân
ngày thế giới nhận biết về tự kỉ, thông qua hội thảo này, tôi xin trân trọng
giới thiệu đến quý cha mẹ trẻ tự kỉ, các thầy cô giáo và các bạn đọc quan tâm
đến giáo dục trẻ tự kỉ nói riêng và trẻ khuyết tật nói chung cuốn sách “Mười
điiều trẻ tự kỉ mong muốn bạn biết” của tác giả Ellen Notbohm.
Nhân
đây, tôi xin dẫn lời cậu bé Jack Thomas, học lớp 10 mắc chứng Asperger đăng
trên tờ báo “The New York Time vào tháng 12 năm 2004, đã gợi sự chú ý của cả
thế giới khi phát biểu rằng: “Chúng tôi không bị bệnh, vì thế không thể chữa
bệnh cho chúng tôi. Chúng tôi sinh ra đã là như thế”.
Chúc quý phụ huynh có con tự
kỉ, các giáo viên dạy trẻ tự kỉ và các bạn đọc quan tâm đến vấn đề giáo dục trẻ
tự kỉ sức khỏe và thành công.
TÀI LIỆU THAM
KHẢO
- Ellen
Notbohn, Mười điều trẻ tự kỷ mong muốn bạn biết, NXB ĐHSP Tp. HCM, 2010,
Minh Đăng dịch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét