PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TƯƠNG TÁC CỦA TRẺ TỰ KỶ
QUA TRÒ CHƠI
BS. Phạm Ngọc Thanh
Cố vấn tâm lý-Khoa Tâm Lý
Bệnh viện Nhi Đồng 1
Trẻ
tự kỷ gặp khó khăn trong việc chơi, vì trẻ có khiếm khuyết trong giao tiếp,
tương tác xã hội và hành vi rập khuôn . Chơi là một phương tiện trung gian nhằm
giúp trẻ phát triển kỹ năng nhận thức như giải quyết vấn đề, sắp xếp thứ tự và
bắt chước. Chơi cũng hỗ trợ sự phát triển của ngôn ngữ, kỹ năng vận động, tương
tác xã hội và hiểu biết.
Mục
tiêu của bài báo cáo này là cung cấp sự hiểu biết về tầm quan trọng của các kỹ
năng chơi và đề nghị một số hướng dẫn để đánh giá mức độ chơi của trẻ và thiết
lập kế hoạch chơi hiệu quả nhằm giúp trẻ tự kỷ phát triển tốt hơn.
XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG CHƠI CỦA TRẺ
Quan
sát trẻ chơi sẽ giúp ta hiểu khả năng chơi của trẻ và xác định những lĩnh vực
cần triển khai thêm. Trẻ tự kỷ gặp khó khăn với những kỹ năng dưới đây:
-
Quan sát và bắt chước trò chơi của người khác
-
Đọc ý của người khác
-
Hiểu những “luật không được viết”
-
Luân phiên
-
Theo một chuỗi hướng dẫn
-
Thay đổi trò chơi
-
Hiểu điều trẻ muốn làm và người khác muốn làm có thể
khác nhau
-
Linh động trong vai trò của mỗi người trong trò chơi
-
Chơi giả vờ.
Khi quan sát trẻ
chơi, ta cần tự đặt các câu hỏi dưới đây:
1. Trẻ
có thích vài đồ chơi nào không? Đồ chơi nào được trẻ thích nhất? Trẻ có thích
những đồ chơi quay, chuyển động, có chất liệu đặc biệt…
2. Trẻ
dùng đồ chơi như thế nào? Quan sát xem trẻ có xếp hàng hoặc phân loại đồ chơi,
có hành động lặp đi lặp lại, dùng đồ chơi phù hợp …
3. Trẻ
thích loại sinh hoạt nào?Trò chơi ồn ào, im lặng, xây dựng, trốn tìm hoặc tương
tác với người khác…
4. Trẻ
có chơi với ai không? Quan sát cách trẻ tương tác với người lớn và các trẻ
khác.
XÁC ĐỊNH CÁC KỸ NĂNG CHƠI CỦA TRẺ TỰ KỶ
1. Mức độ phát triển chơi
·
Chơi cảm
giác/thám hiểm
Trẻ
bỏ đồ chơi vào miệng, vẫy, ném, đập đồ chơi lặp đi lặp lại; hoặc dành nhiều
thời gian lật úp hoặc thao tác đồ vật một cách rập khuôn.
·
Chơi quan
hệ:
Chơi quan hệ như đập đồ vật với nhau, xếp hàng đồ vật bên
cạnh nhau, phân loại đồ vật hoặc chơi xây
dựng như tập hợp hay tháo rời, hoặc nối kết các mảnh của một đồ vật.
·
Chơi chức
năng
Trẻ
dùng đồ vật với chủ đích như đẩy xe hoặc đặt tách vào miệng.
·
Chơi biểu
tượng/tưởng tượng
Tưởng
tượng đồ vật vô tri vô giác(vd. búp bê và thú nhồi bông) như người thật; và khả
năng giả vờ(áp một quả chuối vào tai và giả vờ là điện thoại). Tuy nhiên, các
nghiên cứu trẻ tự kỷ cho thấy trẻ kém khả năng phát triển trò chơi biểu tượng. Tuy nhiên trẻ có thể được dạy các trò chơi
“tưởng tượng” thường quy.
2.
Mức độ chơi
xã hội
·
Chơi một
mình
Trẻ
chơi một mình với đồ chơi , không khởi xướng chơi tương tác với người khác và
tránh chơi gần người khác.
·
Chơi song
song
Ở
giai đoạn này, trẻ ý thức hơn về những người lớn và trẻ em trong không gian
chơi của trẻ. Trẻ có thể ngưng chơi để quan sát nhanh hành động của người khác,
nhưng không tự động đến gần người khác để cùng chơi. Trẻ có thể chia sẻ một đồ
chơi trong thời gian ngắn, nhưng mỗi trẻ tiếp tục chơi theo “chủ đề” của trẻ.
·
Chơi hợp
tác
Ở
mức độ này trẻ chứng tỏ khả năng hợp tác trong một chuỗi trò chơi với các bạn.
Chơi xã hội phát triển từ chơi luân phiên với người lớn như chơi trốn tìm. Trẻ
tự kỷ khó chơi hợp tác vì sự khiếm khuyết xã hội và giao tiếp.
NHỮNG CHIẾN LƯỢC ĐẨY MẠNH SỰ PHÁT TRIỂN
CHƠI CỦA TRẺ TỰ KỶ
1. Phát triển kỹ năng ở mỗi mức độ tiêu
biểu(representational level)
·
Chơi thám
hiểm
Động
viên trẻ thám hiểm môi trường chơi bằng cách củng cố việc cầm và quan sát đồ
chơi , rồi thực hiện một số thao tác
đơn giản với đồ vật bằng một tay, trong khi làm một cử chỉ khác với tay kia(vd.
vịn tủ trong nhà búp bê trong khi mở và đóng cửa).
·
Chơi quan
hệ
Củng
cố trò chơi nối kết hai vật hoặc những phần khác nhau của một đồ vật vd. đập
các đồ vật với nhau; xếp hàng, cặp đôi hoặc tập hợp những đồ vật cùng loại.
·
Chơi chức
năng
-
Chơi chức năng đơn giản- Dạy trẻ dùng một đồ vật với
một chủ đích vd.đẩy xe tải quanh phòng, để tách lên miệng như để uống.
-
Chơi chức năng phức tạp – Trẻ được dạy cách thực hiện
tối thiểu hai hành động để tạo một tác động vd.đẩy hộp đồ chơi, nhắm mắt và
nhấn nút…
·
Chơi tưởng
tượng
-
Chơi tưởng tượng đơn giản: dùng một đồ vật tượng trưng
cho một vật khác, như dùng khối tượng trưng cho xe lửa.
-
Chơi tưởng tượng đơn giản, hành động trên người khác:
vd.cho búp bê uống sữa…
-
Chơi tiêu biểu bằng cách dùng tối thiểu 2 hành động
trên bản thân.Vd: giả vờ rót nước và
uống bằng ly; đội nón và đẩy xe tải chứa đồ chơi quanh nhà, chất khối lên xe
rồi đổ khối xuống khi xe dừng lại…
2. Phát triển kỹ năng xã hội
·
Chơi một
mình
Nguyên
tắc chính là hỗ trợ trẻ tương tác với người khác:
-
Người chăm sóc ngồi bên cạnh trẻ cố gắng gây sự chú ý
của trẻ đang chơi bằng cách bắt chước hành động và âm thanh của trẻ, hoặc chơi
với một đồ vật trẻ thích và giúp trẻ tham gia chơi khi trẻ đến gần để lấy lại
món đồ chơi.Người lớn chơi ở tầm mức của trẻ với những đồ chơi trẻ thích như:
nước/cát, khối, bột nắn, âm nhạc…
·
Chơi song
song
Nguyên
tắc chính ở giai đoạn này là giới thiệu trò chơi khám phá và xã hội nhiều hơn.
Vd. chia sẻ sự chú ý lien kết, đáp ứng với những nhu cầu cơ bản, động viên chơi
luân phiên.
-
Ví dụ: bố trí một cặp người lớn với trẻ ngồi cạnh một
cặp người lớn và trẻ khác. Mỗi cặp chơi giống nhau, và người lớn kéo sự chú ý
của trẻ qua cách chơi của cặp kia. Khuyến khích mọi cố gắng của trẻ quan tâm và
chia sẻ sinh hoạt với cặp kia.
·
Chơi hợp
tác:
Trò
chơi này cần được phân ra nhiều bước cụ thể. Một trong những nguyên tắc khi
chơi với trẻ tự kỷ ở giai đoạn này là nới rộng nhu cầu tương tác với người
khác; động viên sự chọn lựa; tiếp tục nhấn mạnh chia sẻ chú ý liên kết; phát
triển kỹ năng đương đầu với việc thay đổi sinh hoạt/chuyển tiếp; và chờ đến
phiên.
Ví
dụ: Giới thiệu sinh hoạt nhóm như hát/chơi nhạc, chơi nước/cát, trò chơi xây
dựng chung. Dùng lời nói đơn giản và/hoặc công cụ nhìn để minh họa những hành
động trẻ cần thực hiện trong sinh hoạt, làm mẫu cho trẻ xem . Dùng “hộp hòan
tất” để cho trẻ biết khi nào kết thúc trò chơi.
CHUẨN BỊ SINH HOẠT CHƠI
-
Chọn 2-3 đồ chơi trẻ thích dung
-
Quyết định mục tiêu trong phiên trị liệu
-
Chỉ giới thiệu một kỹ năng hoặc một nâng đỡ thị giác
mới cho mỗi phiên trị liệu, và tập trung vào kỹ năng mới ngay từ đầu.
-
Chọn địa điểm mà trẻ thích chơi
-
Có sẵn hình ảnh các đồ chơi trẻ thích để giao tiếp với
trẻ trong khi chơi
-
Đảm bảo nét vui tươi cho cả trẻ và người lớn bằng cách
giới hạn thời gian chơi trong vòng 5-15 phút khi bắt đầu
-
Đổi đồ chơi và sinh hoạt để giữ cho trò chơi lý thú và
hấp dẫn.
Kết luận:
Tự
kỷ ảnh hưởng trên sự phát triển của trẻ trong ba lĩnh vực then chốt là kỹ năng
xã hội, giao tiếp và hành vi. Sự khiếm khuyết trong tất cả ba lĩnh vực trên sẽ
ảnh hưởng đến sự phát triển của việc chơi; và ngược lại, sự tổn thương trong kỹ
năng chơi cũng ảnh hưởng trên sự phát triển xã hội, giao tiếp và những kỹ năng
khác liên quan đến nhận thức của trẻ. Ước mong các bậc phụ huynh và giáo viên
làm việc với trẻ tự kỷ có thể giúp trẻ phát triển qua việc chơi với trẻ trước
khi tập trung dạy trẻ biết nói, đọc, viết và làm toán.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Autism Association of Western Australia: Let’s Play!
Facilitating interactive play skills in children with Autism.2008
Có thời gian mời các bạn ghé thăm web minh nha bạn CUA HANG BAN DAN PIANO TAI TPHCM
Trả lờiXóa